ClearLLab 10C - VI - Phiên bản tiếng việt

TỔ HỢP KHÁNG THỂ CE ĐỂ PHÂN TÍCH BỆNH BẠCH CẦU/U LYMPHO* CÁC NHÓM C LEAR LL AB 10C

SỔ GHI TRƯỜNG HỢP

Mọi trường hợp đều quan trọng * Chỉ dành cho bệnh U lympho không Hodgkin

1

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU......................................................................................3 BỐI CẢNH........................................................................................3 KHUYẾN NGHỊ ĐỒNG THUẬN CHO VIỆC XÁC ĐỊNH KIỂU HÌNH MIỄN DỊCH.......................................................4 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA CÁC NHÓM CLEARLLAB 10C...........4 CÁC NHÓM CLEARLLAB 10C.........................................................4 BỘ BÙ CLEARLLAB.........................................................................5 LỰA CHỌN VÀ DIỄN GIẢI TRƯỜNG HỢP....................................5 CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN........................................................6 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................6 TRƯỜNG HỢP................................................................................. 7 KHÔNG CÓ BẤT THƯỜNG VỀ KIỂU HÌNH MIỄN DỊCH.............. 7 MÁU TOÀN PHẦN NGOẠI BIÊN................................................7 Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường...................... 7 TỦY XƯƠNG............................................................................. 32 Trường hợp #2: Tủy xương bình thường.............................32 HẠCH BẠCH HUYẾT................................................................. 56 Trường hợp #3: Hạch bạch huyết bình thường................56 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHỐI U CÓ NGUỒN GỐC TỪ TẾ BÀO B.........................................................................80 BẠCH CẦU TĂNG LYMPHO BÀO B/U LYMPHO TẾ BÀO...................................................................................... 80 Trường hợp #4: Bạch cầu tăng lympho bào cấp tính B/U lympho tế bào.............................................80 BẠCH CẦU TĂNG LYMPHO BÀO B/U LYMPHO TẾ BÀO.....................................................................................105 Trường hợp #5: Bạch cầu tăng lympho bào cấp tính B/U lympho tế bào..........................................105 BẠCH CẦU LYMPHO MẠN TÍNH/U LYMPHO TẾ BÀO NHỎ............................................................................130 Trường hợp #6: Bạch cầu lympho mạn tính/U lympho tế bào nhỏ............................................130 BẠCH CẦU LYMPHO MẠN TÍNH/U LYMPHO TẾ BÀO NHỎ............................................................................154 Trường hợp #7: Bạch cầu lympho mạn tính/U lympho tế bào nhỏ............................................154 U LYMPHO TẾ BÀO VỎ...........................................................178 Trường hợp #8: U lympho tế bào vỏ..................................178 U TỦY TẾ BÀO HUYẾT TƯƠNG............................................. 202 Trường hợp #9: U tủy tế bào huyết tương.......................202

U LYMPHO THỂ NANG.......................................................... 226 Trường hợp #10: U lympho thể nang................................226 U LYMPHO TẾ BÀO B CÓ NGUỒN GỐC TỪ TÂM PHÔI.... 250 Trường hợp #11: U lympho tế bào B có nguồn gốc từ tâm phôi...........................................................250 U LYMPHO TẾ BÀO B TRƯỞNG THÀNH..............................274 Trường hợp #12: U lympho tế bào B trưởng thành......274 U LYMPHO TẾ BÀO B TRƯỞNG THÀNH............................. 298 Trường hợp #13: U lympho tế bào B trưởng thành......298 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHỐI U CÓ NGUỒN GỐC TỪ TẾ BÀO T........................................................322 BẠCH CẦU TĂNG LYMPHO BÀO T/U LYMPHO TẾ BÀO.... 322 Trường hợp #14: Bạch cầu tăng lympho bào T/U lympho tế bào T........................................................322 BẠCH CẦU TĂNG LYMPHO BÀO T/U LYMPHO TẾ BÀO.... 346 Trường hợp #15: Bạch cầu tăng lympho bào T/U lympho tế bào T........................................................346 U LYMPHO HẠT LỚN T.......................................................... 370 Trường hợp #16: Rối loạn tăng sinh mô bạch huyết tế bào T..................................................................370 U LYMPHO HẠT LỚN T.......................................................... 394 Trường hợp #17: Rối loạn tăng sinh mô bạch huyết tế bào T..................................................................394 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHỐI U CÓ NGUỒN GỐC TỪ TỦY................................................................................418 BẠCH CẦU DÒNG TỦY CẤP TÍNH.........................................418 Trường hợp #18: Bạch cầu dòng tủy cấp tính................418 BẠCH CẦU DÒNG TỦY CẤP TÍNH........................................ 442 Trường hợp #19: Bạch cầu đơn nhân cấp tính...............442 BẠCH CẦU DÒNG TỦY CẤP TÍNH........................................ 466 Trường hợp #20: Bạch cầu dòng tủy cấp tính-NOS.....466 BẠCH CẦU DÒNG TỦY CẤP TÍNH........................................ 490 Trường hợp #21: Bạch cầu dòng tiền tủy bào cấp tính................................................................................490 BẠCH CẦU DÒNG TỦY CẤP TÍNH.........................................514 Trường hợp #22: Bạch cầu đơn nhân cấp tính...............514 HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TỦY...................................... 538 Trường hợp #23: Hội chứng rối loạn sinh tủy.................538 HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TỦY...................................... 562 Trường hợp #24: Hội chứng rối loạn sinh tủy.................562

Mọi trường hợp đều quan trọng

2

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

GIỚI THIỆU Sổ ghi trường hợp này được thiết kế để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu xác định kiểu hình miễn dịch qua đếm tế bào dòng chảy được tạo bằng thuốc thử có dấu CE-IVD thuộc các Nhóm ClearLLab 10C của Beckman Coulter để phân tích bệnh Bạch cầu và U lympho trên máy đếm tế bào dòng chảy Navios và Navios EX của Beckman Coulter. Các trường hợp mẫu có phát hiện đặc tính điển hình của nhiều bệnh tạo u tủy và bạch huyết khác nhau đều được ghi lại, cũng như trường hợp của những bệnh nhân có phát hiện lâm sàng và/hoặc xét nghiệm cho thấy có sự phát triển khối u tiềm tàng, nhưng chưa xác định được kiểu hình miễn dịch bất thường nào. Các loại mẫu xét nghiệm bao gồm máu toàn phần ngoại biên, tủy xương và hạch bạch huyết. Mỗi trường hợp có một trường hợp lâm sàng, mô tả thông tin nhân khẩu học của bệnh nhân và tiền sử lâm sàng, tệp dữ liệu chế độ danh sách riêng cho từng trường hợp để người dùng sổ ghi trường hợp này có thể phân tích lại, chỉ lệnh phân tích dành riêng cho ClearLLab 10C sẽ được dùng với dữ liệu chế độ danh sách và một báo cáo thể hiện kết quả phân tích với các chỉ lệnh được cung cấp. Mỗi báo cáo đều có những ghi chú phân tích nêu rõ những phát hiện dấu ấn miễn dịch và vấn đề tiềm ẩn. GHI CHÚ: Các ví dụ về sổ ghi trường hợp chỉ được cung cấp nhằmmục đích minh họa, không phải loại khối tân sản bạch huyết nào cũng được trình bày, cũng như không phải biến thể dấu ấnmiễn dịch khả dĩ nào cũng được mô tả hay thể hiện. BỐI CẢNH Việc xác định kiểu hình miễn dịch qua đếm tế bào dòng chảy đánh giá sự xuất hiện và vắng mặt của các kháng nguyên đặc hiệu đối với từng tế bào riêng lẻ có trong mẫu xét nghiệm. Khi kết hợp lại, những kết quả này tạo thành một hồ sơ xác định kiểu hình miễn dịch cho từng tế bào nhất quán với một quần thể dự kiến (nghĩa là bình thường) hoặc không nhất quán với một quần thể dự kiến (nghĩa là khác thường) trong cùng loại mẫu đó. Khi đánh giá các mẫu lấy từ những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh u bạch huyết ác tính, sẽ bao gồm một số bước như sau 1 : • Đánh giá tất cả các quần thể tế bào trong mẫu. • Chỉ định từng quần thể tế bào là “bình thường” hoặc “khác thường”. • Biểu hiện đặc điểm chi tiết của quần thể khác thường theo sự xuất hiện hoặc vắng mặt của các kháng nguyên cũng như cường độ nhuộm tăng hoặc giảm của các kháng thể được ghi nhãn chất nhuộm huỳnh quang. • Diễn giải kiểu hình miễn dịch khác thường, kết hợp thêm thông tin (nếu có) chẳng hạn như các nghiên cứu tiền sử lâm sàng, mô học, tế bào học, hóa mô miễn dịch và nghiên cứu kiểu gen như trong chẩn đoán lai tại chỗ, kiểu hình nhân và phân tử.

Mọi trường hợp đều quan trọng

3

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

KHUYẾN NGHỊ ĐỒNG THUẬN CHO VIỆC XÁC ĐỊNH KIỂU HÌNH MIỄN DỊCH Trong hai thập kỷ qua, đã xuất hiện khuyến nghị đồng thuận cho việc xác định kiểu hình miễn dịch qua đếm tế bào dòng chảy cho các mẫu lấy từ bệnh nhân đã xác định hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh u bạch huyết ác tính, và một số hướng dẫn đã được xuất bản ở dạng tài liệu khoa học. Việc xác định kiểu hình miễn dịch qua đếm tế bào dòng chảy đã được WHO đưa vào tài liệu phân loại Tumors of Haematopoetic and Lymphoid Tissues (Khối u có nguồn gốc từ Mô tạo huyết và Mô tạo bạch huyết bào) từ năm 2008 2 . Các chỉ định y tế và xác nhận xét nghiệm đếm tế bào dòng chảy bao gồm thông tin chi tiết trước, trong và sau phân tích xét nghiệm được đề cập tới trong khuyến nghị của Hội nghị đồng thuận quốc tế Bethesda 2006 3,4,5 và Hướng dẫn thực hành của ICSH/ICCS cho các xét nghiệm huỳnh quang dựa trên tế bào 6,7,8 . MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA CÁC NHÓM ClearLLab 10C Các nhóm ClearLLab 10C được dùng để chẩn đoán in vitro nhằm định danh định tính các quần thể tế bào khác nhau bằng cách xác định kiểu hình miễn dịch đa thông số trên máy đếm tế bào dòng chảy Navios và Navios EX. Các thuốc thử này được sử dụng như một công cụ hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt các bệnh nhân có bất thường về máu, có hoặc bị nghi ngờ có khối u trong hệ tạo máu sau: bệnh bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh u bạch huyết không phải là Hodgkin, u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) và/hoặc u tủy tăng sinh ác tính (MPN). Có thể sử dụng các thuốc thử này với mẫu máu toàn phần ngoại biên (đựng trong ống chứa K 2 EDTA, Acid Citrate Dextrose (ACD) hoặc Heparin), tủy xương (đựng trong ống chứa K 2 EDTA, Acid Citrate Dextrose (ACD) hoặc Heparin) và mẫu xét nghiệm hạch bạch huyết. Việc diễn giải kết quả cần được một chuyên gia bệnh học hoặc chuyên gia tương đương xác nhận cùng với các kết quả xét nghiệm và lâm sàng khác. Các thuốc thử này cung cấp kết quả định tính, nhiều thông số cho các kháng nguyên bề mặt được liệt kê dưới đây:

Nguồn phát laser tím

CÁC NHÓM ClearLLab 10C

Nguồn phát laser xanh lam

Nguồn phát laser đỏ

Số hiệu bộ phận Ống

APC- A750

FITC

PE

ECD PC5.5 PC7 APC APC- A700

PB KRO

B96805 Ống tế bào B

Kappa Lambda CD10

CD5

CD200 CD34 CD38

CD20

CD19 CD45

B96806 Ống tế bào T

TCRγδ

CD4

CD2

CD56

CD5

CD34

CD7

CD8

CD3

CD45

B96807 Ống tế bào M1

CD16

CD7

CD10 CD13

CD64 CD34 CD14 HLA-DR CD11b CD45

B96808 Ống tế bào M2

CD15

CD123 CD117 CD13

CD33 CD34 CD38 HLA-DR CD19 CD45

Mọi trường hợp đều quan trọng

4

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

BỘ BÙ ClearLLab

Nguồn phát laser tím

Nguồn phát laser xanh lam

Nguồn phát laser đỏ

Số hiệu bộ phận

APC- A700

APC- A750

FITC

PE

ECD PC5.5

PC7

APC

PB

KRO

B74074

CD4

CD4

CD3

CD4

CD4

CD4

CD4

CD4

CD4

CD8

Thuốc thử trên được cung cấp ở dạng chuẩn hóa để sử dụng với các thuốc thử phục vụ cho việc chuẩn bị mẫu và thiết lập máy đếm tế bào, cùng với phần mềm để thu nhận và phân tích dữ liệu. Các nhóm ClearLLab 10C phù hợp với khuyến nghị để chuẩn hóa như quy định trong hướng dẫn của Bethesda 2 . Thông tin bổ sung về các Nhóm ClearLLab 10C có tại beckman.com/ClearLLab . LỰA CHỌN VÀ DIỄN GIẢI TRƯỜNG HỢP Dữ liệu trình bày trong sổ ghi trường hợp này được tạo theo quy trình chi tiết trong Hướng dẫn sử dụng (IFU) NhómClearLLab 10C có tại beckman.com . Các trường hợp đại diện được chọn từ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đồng thời được xem xét, chú thích và diễn giải bởi: Giáo sư, Tiến sỹ y học Brent Wood, Trưởng phòng Thí nghiệm Y học và Bệnh học, Giám đốc viện Huyết học, Giám đốc Y khoa về Thí nghiệm Huyết học và

Bệnh học SCCA, Phòng thí nghiệm SCCA Đại học Washington, Seattle, WA, Hoa Kỳ Tiến sỹ y học Xueyan Chen, Trợ lý Giáo sư, Trợ lý Giám đốc phụ trách Thí nghiệm Y học, Phòng thí nghiệm Huyết học Đại học Washington, Seattle, WA Tiến sỹ y học Yi Zhou, Trợ lý Giáo sư Khoa Thí nghiệm Y học Đại học Washington, Seattle, WA

Chỉ lệnh phân tích: Tải xuống chỉ lệnh phân tích ClearLLab 10C. Phân tích: Tải xuống các tệp phân tích Kaluza C dành riêng cho trường hợp.

Mọi trường hợp đều quan trọng

5

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Flow Cytometric Immunophenotyping for Hematologic Neoplasms. F.E. Craig, K.A. Foon. Blood. 2008; 111; 3941–3967. 2. Swerdlow SH, Campo E, Harris NL, Jaffe EA, Pileri SA, Stain H, Thiele J, & Vardiman JW (eds) (2008) WHO Classification of Tumors of Haematopoietic and Lymphoid Tissues. IARC Press: Lyon 3. The 2016 revision of the World Health Organization classification of lymphoid neoplasms. Swerdlow SH, et al. Blood. 2016;127:2375–90. 4. The 2016 revision of the World Health Organization classification of myeloid neoplasms and acute leukemia. Arber DA, et al. Blood 2016 127:2391–2405. 5. 2006 Bethesda International Consensus recommendations on the immunophenotypic analysis of hematolymphoid neoplasia by flow cytometry: optimal reagents and reporting for the flow cytometric diagnosis of hematopoietic neoplasia. Wood BL, Arroz M, Barnett D, DiGiuseppe J, Greig B, Kussick SJ, Oldaker T, Shenkin M, Stone E, Wallace P. Cytometry B Clin Cytom. 2007;72 Suppl 1:S14–22 6. 2006 Bethesda International Consensus recommendations on the flow cytometric immunophenotypic analysis of hematolymphoid neoplasia: medical indications. Davis BH, Holden JT, Bene MC, Borowitz MJ, Braylan RC, Cornfield D, Gorczyca W, Lee R, Maiese R, Orfao A, Wells D, Wood BL, Stetler-Stevenson M. Cytometry B Clin Cytom. 2007;72 Suppl 1:S5–13 7. 2006 Bethesda International Consensus Conference on Flow Cytometric Immunophenotyping of Hematolymphoid Neoplasia. Stetler-Stevenson M, Davis B, Wood B, Braylan R. Cytometry B Clin Cytom. 2007;72 Suppl 1:S3 8. Validation of cell-based fluorescence assays: practice guidelines from the ICSH and ICCS – part III – analytical issues. Tanqri S, Vall H, Kaplan D, Hoffman B, Purvis N, Porwit A, Hunsberger B, Shankey TV; ICSH/ICCS Working Group. Cytometry B Clin Cytom. 2013 Sep-Oct;84(5):291–308. doi: 10.1002/cyto.b.21106 9. Validation of cell-based fluorescence assays: practice guidelines from the ICSH and ICCS – part IV – postanalytic considerations. Barnett D, Louzao R, Gambell P, De J, Oldaker T, Hanson CA; ICSH/ICCS Working Group. Cytometry B Clin Cytom. 2013 Sep-Oct;84(5):309–14. doi: 10.1002/cyto.b.21107 10. Validation of cell-based fluorescence assays: practice guidelines from the ICSH and ICCS – part V – assay performance criteria. Wood B, Jevremovic D, Béné MC, Yan M, Jacobs P, Litwin V; ICSH/ICCS Working Group. Cytometry B Clin Cytom. 2013 Sep-Oct;84(5):315–23. doi: 10.1002/cyto.b.2110 • ClearLLab 10C Application System Guide, PN C24688 (Hướng dẫn hệ thống ứng dụng ClearLLab 10C, Số hiệu bộ phận C28538AA) • Kaluza C Flow Cytometry Software Instructions For Use, PN C10993 (Hướng dẫn sử dụng phần mềm đếm tế bào dòng chảy Kaluza C, Số hiệu bộ phận C20159) • Navios Flow Cytometer Instructions For Use, PN 773232 (Hướng dẫn sử dụng máy đếm tế bào dòng chảy Navios, Số hiệu bộ phận C28484AA) • Navios EX Cytometer Instructions For Use, PN B73085 (Hướng dẫn sử dụng máy đếm tế bào dòng chảy Navios EX, Số hiệu bộ phận C23053AB) • ClearLLab 10C Panels Instructions For Use, PN C00197 (Hướng dẫn sử dụng các Nhóm ClearLLab 10C, Số hiệu bộ phận C00197) • ClearLLab Compensation Beads Instructions For Use, PN C00201 (Hướng dẫn sử dụng ClearLLab Compensation Beads, Số hiệu bộ phận C00201) • ClearLLab Compensation Kit Instructions For Use, PN B74074 (Hướng dẫn sử dụng Bộ bù ClearLLab, Số hiệu bộ phận B74074) • ClearLLab Control Cells Instructions For use, PN B99884 (Hướng dẫn sử dụng ClearLLab Control Cells, Số hiệu bộ phận B99884) • ClearLLab Control Cells QC Analysis Protocols Download Addendum, PN C31984 (Phụ lục tải xuống chỉ lệnh phân tích QC ClearLLab Control Cells, Số hiệu bộ phận C33280AA)

Mọi trường hợp đều quan trọng

6

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

TRƯỜNG HỢP

Khoanh vùng ưu tiên màu sắc sau đây được áp dụng cho các trường hợp:

Tế bào lympho (Phân vùng Ly)/NK: màu đỏ Tế bào B dương tính với CD19: màu cam Tế bào T dương tính với CD3: màu xanh biển

Bạch cầu đơn nhân (Phân vùng Mo): màu lục Bạch cầu hạt (Phân vùng Gr): màu lam

CD45dim (CD45 mờ): màu tím Các quần thể khác thường bổ sung: màu xanh mòng két Quần thể âm tính với CD45: màu xám

KHÔNG CÓ BẤT THƯỜNG VỀ KIỂU HÌNH MIỄN DỊCH Đếm tế bào dòng chảy là một phương pháp giúp xác định đặc điểm của các quần thể tế bào bạch cầu. Phương pháp này có thể hỗ trợ việc chẩn đoán phân biệt các bệnh nhân có bất thường về máu mắc hoặc bị nghi ngờ mắc u tân sinh trong tạo máu, bao gồm bệnh bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh u lympho không Hodgkin, u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) và/hoặc u tủy tăng sinh (MPN). Điều quan trọng đối với việc xác định các quần thể khác thường trong những trường hợp lâm sàng này là sự hiểu biết rõ về các quần thể tế bào bình thường có trong các mẫu máu toàn phần, tủy xương và mô hạch bạch huyết. Sau đây là ví dụ về các mẫu bình thường được nhuộm bằng các nhóm ClearLLab 10C.

MÁU TOÀN PHẦN NGOẠI BIÊN Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Trường hợp lâm sàng Bệnh nhân nam 65 tuổi này có biểu hiện giảm lượng tiểu cầu. Một mẫu máu toàn phần ngoại biên được gửi đi để xác định kiểu

hình miễn dịch qua đếm tế bào dòng chảy bằng các Nhóm ClearLLab 10C. Xác định kiểu hình miễn dịch qua đếm tế bào dòng chảy Ống tế bào B

Hình 1: Biểu đồ điểm Time (Thời gian) so với CD45 này không được khoanh vùng và cho biết tất cả các trường hợp thu thập được theo tuần tự. Biểu đồ này dùng để đánh giá tình trạng rối loạn tiết dịch trong khi thu nhận mẫu. Quá trình thu nhận ổn định được biểu thị bằng một mẫu trường hợp không thay đổi qua thời gian. Các trường hợp sai lệch so với mẫu ổn định có thể bị loại bỏ trong phân vùng Time (Thời gian).

Hình 2: Biểu đồ điểm FS INT (Tán xạ góc thẳng toàn phần) so với FS PEAK (Tán xạ góc thẳng ở đỉnh) này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Time (Thời gian). Biểu đồ này nhằm loại bỏ các tế bào đôi hoặc tập hợp tế bào. Các trường hợp tế bào đơn cho thấy mối quan hệ tuyến tính của INT (Toàn phần) so với PEAK (Đỉnh) và được đưa vào phân vùng Singlets (Tế bào đơn), trong khi các tế bào đôi nằm bên ngoài mối quan hệ tuyến tính này.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

7

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào B

Hình 3: Biểu đồ điểm Tán xạ góc bên so với Tán xạ góc thẳng này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Singlets (Tế bào đơn). Biểu đồ này dùng để loại bỏ mảnh vỡ tế bào, thường có tán xạ góc thẳng giảm. Các tế bào chết rụng sớm cũng có tán xạ góc bên tăng nhẹ trong khi các tế bào chết rụng muộn và tế bào hoại tử có tán xạ góc bên giảm không đều. Các tế bào sống được đưa vào phân vùng Cells (Tế bào).

Hình 4: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Cells (Tế bào). Biểu đồ này dùng để đánh dấu nhiều nhóm nhỏ tế bào bạch cầu khác nhau, được khoanh vùng là dương tính với CD45. Quần thể âm tính với CD45 thường bao gồm các tế bào hồng cầu, tập hợp tiểu cầu, mảnh vỡ mô hoặc tế bào không tạo máu.

Hình 5: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng CD45+ (CD45 dương tính). Biểu đồ điểm này cho phép phân biệt một số quần thể tế bào bạch cầu thường có trong các mẫu máu ngoại biên, tủy xương và hạch bạch huyết, bao gồm cả tế bào lympho (Phân vùng Ly, màu đỏ/cam), bạch cầu đơn nhân (Phân vùngMo, màu lục) và bạch cầu hạt (Phân vùng Gr, màu lam). Phân vùng CD45dim (CD45 mờ) (màu tím) bao phủ khu vực thường có các tế bào đầu dòng giai đoạn đầu cư trú, nghĩa là nguyên tủy bào và tế bào B chưa trưởng thành. Bạch cầu ái kiềm, tế bào đuôi gai dạng tương bào, tế bào huyết tương và tế bào NK cũng có thể xuất hiện trong khu vực này. Bằng cách áp dụng màu sắc khác nhau cho các trường hợp có trong mỗi phân vùng, có thể xác định được nhiều quần thể khác nhau trong suốt quá trình phân tích.

Hình 6: Biểu đồ điểm CD19 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Cells (Tế bào). Phân vùng CD19+ (CD19 dương tính) xác định các tế bào dương tính với CD19. CD19 được biểu hiện trên các tế bào B trưởng thành và chưa trưởng thành, cũng như hầu hết các tế bào huyết tương. Những tế bào này thường có tán xạ góc bên ở mức từ thấp đến vừa phải.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

8

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào B

Hình 7: Biểu đồ điểm Kappa so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. Chuỗi nhẹ kappa bề mặt được biểu hiện trên các tế bào B trưởng thành (màu cam) và các tế bào B chưa trưởng thành ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ tế bào B dương tính với kappa thường lớn hơn tế bào B âm tính với kappa (dương tính với lambda). Mức độ dương tính rõ rệt với kappa quan sát thấy ở bạch cầu đơn nhân (màu lục) do sự gắn kết globulin miễn dịch qua trung gian thụ thể Fc. Các tế bào dương tính với chuỗi nhẹ Kappa được biểu diễn ở bên phải của biểu đồ.

Hình 8: Biểu đồ điểmLambda so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. Chuỗi nhẹ lambda bề mặt được biểu hiện trên các tế bào B trưởng thành (màu cam) và các tế bào B chưa trưởng thành ở giai đoạnmuộn. Tỷ lệ tế bào B dương tính với lambda thường nhỏ hơn tế bào B âm tính với lambda (dương tính với kappa). Mức độ dương tính rõ rệt với lambda quan sát thấy ở bạch cầu đơn nhân (màu lục) do sự gắn kết globulin miễn dịch qua trung gian thụ thể Fc. Các tế bào dương tính với chuỗi nhẹ lambda được biểu diễn ở bên phải của biểu đồ.

Hình 9: Biểu đồ điểm CD10 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD10 được biểu hiện trên các tế bào B chưa trưởng thành, tế bào B trưởng thành trong tâm phôi và bạch cầu hạt trưởng thành (màu lam). Các bạch cầu hạt có tán xạ góc bên cao, đối nghịch với các tế bào bạch huyết có tán xạ góc bên thấp.

Hình 10: Biểu đồ điểm CD5 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD5 được biểu hiện trên các tế bào T trưởng thành và chưa trưởng thành (màu đỏ, phía dưới bên phải), cũng như mờ nhạt ở một nhóm nhỏ tế bào B trưởng thành (màu cam). Những tế bào bạch huyết này thường có tán xạ góc bên thấp.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

9

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào B

Hình11:BiểuđồđiểmCD200sovớiTánxạgócbênnàychothấytấtcảcáctếbàosống.CD200 thường được biểu hiện trên các tế bào B, nhưng âm tính ở một số tế bào B gây u. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc phân biệt u lympho tế bào vỏ (thường âm tính với CD200) với bạch cầu lympho mạn tính/u lympho tế bào nhỏ (thường dương tính với CD200).

Hình 12: Biểu đồ điểm CD34 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD34 là một dấu ấn của tế bào đầu dòng tạo máu giai đoạn đầu. CD34 được biểu hiện trên tế bào gốc tạo máu, tế bào đầu dòng tủy giai đoạn đầu (nguyên tủy bào) cũng như các tế bào B và T chưa trưởng thành (nguyên bào lympho). Các bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho trưởng thành âm tính với CD34. Các tế bào đầu dòng dương tính với CD34 thường biểu thị mức tế bào bạch cầu nhỏ hơn 0,01% trong máu ngoại biên.

Hình 13: Biểu đồ điểm CD38 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD38 là một dấu ấn hoạt hóa. CD38 được biểu hiện ở mức cao nhất trên tế bào huyết tương, mức vừa phải trên tế bào đầu dòng tủy và bạch huyết chưa trưởng thành, mức thấp trên bạch cầu đơn nhân (màu lục) và mức biến đổi trên tế bào lympho trưởng thành đã hoạt hóa.

Hình 14: Biểu đồ điểm CD20 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD20 được biểu hiện trên các tế bào B trưởng thành (màu cam) và ở mức thấp không đều trên một nhóm nhỏ tế bào T trưởng thành. Mức này được biểu hiện không đều trên các tế bào B chưa trưởng thành ở giai đoạn sau. Các tế bào dương tính với CD20 thường có trong phân vùng lymphocyte (tế bào lympho) với tán xạ góc bên thấp.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

10

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào B

Hình 15. Biểu đồ điểm Lambda so với Kappa này cho thấy tất cả các tế bào dương tính với CD19. Các tế bào B chưa trưởng thành ở giai đoạn đầu (màu tím) không biểu hiện các chuỗi nhẹ globulin miễn dịch bề mặt, nghĩa là âm tính với chuỗi nhẹ kappa hoặc lambda. Các tế bào B trưởng thành thuộc đa dòng, biểu hiện chuỗi nhẹ kappa hoặc lambda. Tỷ lệ kappa so với lambda bình thường là 1,4 trong phạm vi từ 1 đến 2. Số lượng trong nền thường tăng lên theo globulin miễn dịch huyết tương gắn liền.

Hình16.BiểuđồđiểmCD19sovớiCD20nàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùngLymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). Các tế bào B trưởng thành biểu hiện cả CD19 và CD20 (màu cam). Một số tế bào B gây u có thể biểu hiện mức CD19 hoặc CD20 sụt giảm.

Hình 17. Biểu đồ điểm CD19 so với CD10 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng Lymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). Các tế bào B dương tính với CD19 (màu cam). Các tế bào B trưởng thành dương tính với CD10 được phân bổ trong tâm phôi ở các hạch bạch huyết và một nhóm nhỏ tế bào B chưa trưởng thành ở giai đoạn muộn có trong các mẫu hút tủy xương và máu ngoại biên.

Hình18.BiểuđồđiểmCD38sovớiCD10nàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùngLymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). CD38 được biểu hiện ở mức cao nhất trên tế bào huyết tương, mức vừa phải trên tế bào B chưa trưởng thành và mức thấp trên tế bào B trong tâm phôi. Hầu hết các tế bào B trưởng thành (màu cam) đều biểu hiện CD38 ở mức thấp hoặc không biểu hiện. Các tế bào T (màu đỏ) cho thấy biểu hiện CD38 biến đổi tùy thuộc vào trạng thái hoạt hóa.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

11

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào B

Hình19.BiểuđồđiểmCD20sovớiCD10nàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùngLymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). Hầu hết các tế bào B trưởng thành đều biểu hiện đồng đều CD20 ở mức cao mà không có CD10.

Hình20.BiểuđồđiểmCD19sovớiCD5nàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùngLymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). CD5 được biểu hiện trên tế bào T (màu đỏ, phía trên bên trái), biểu hiện không đều ở mức thấp trên một nhóm nhỏ tế bào B trưởng thành bình thường (màu cam) và biểu hiện trên một số loại phụ của tế bào B gây u.

Hình 21. Biểu đồ điểm CD20 so với CD200 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng Lymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). Hầu hết các tế bào B trưởng thành (màu cam) đều biểu hiện CD200 ở mức thấp đến trung bình.

Hình22.BiểuđồđiểmCD5sovớiCD200nàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùngLymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). Hầu hết các tế bào B trưởng thành thường biểu hiện CD200 với một nhóm nhỏ biểu hiện CD5 không đều. Các tế bào B gây u trong bạch cầu lympho mạn tính/u lympho tế bào nhỏ thường biểu hiện CD5 và CD200, trong khi u lympho tế bào vỏ thường biểu hiện CD5 mà không biểu hiện CD200.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

12

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào T

Hình 1: Biểu đồ điểm Time (Thời gian) so với CD45 này không được khoanh vùng và cho biết tất cả các trường hợp thu thập được theo tuần tự. Biểu đồ này dùng để đánh giá tình trạng rối loạn tiết dịch trong khi thu nhận mẫu. Quá trình thu nhận ổn định được biểu thị bằng một mẫu trường hợp không thay đổi qua thời gian. Các trường hợp sai lệch so với mẫu ổn định có thể bị loại bỏ trong phân vùng Time (Thời gian).

Hình 2: Biểu đồ điểm FS INT (Tán xạ góc thẳng toàn phần) so với FS PEAK (Tán xạ góc thẳng ở đỉnh) này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Time (Thời gian). Biểu đồ này nhằm loại bỏ các tế bào đôi hoặc tập hợp tế bào. Các trường hợp tế bào đơn cho thấy mối quan hệ tuyến tính của INT (Toàn phần) so với PEAK (Đỉnh) và được đưa vào phân vùng Singlets (Tế bào đơn), trong khi các tế bào đôi nằm bên ngoài mối quan hệ tuyến tính này.

Hình 3: Biểu đồ điểm Tán xạ góc bên so với Tán xạ góc thẳng này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Singlets (Tế bào đơn). Biểu đồ này dùng để loại bỏ mảnh vỡ tế bào, thường có tán xạ góc thẳng giảm cùng với tán xạ góc bên tăng. Các tế bào chết rụng sớm cũng có tán xạ góc bên tăng nhẹ trong khi các tế bào chết rụng muộn và tế bào hoại tử có tán xạ góc bên giảm không đều. Các tế bào sống được đưa vào phân vùng Cells (Tế bào).

Hình 4: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Cells (Tế bào). Biểu đồ này dùng để đánh dấu nhiều loại tế bào bạch cầu dương tính với CD45. Quần thể âm tính với CD45 thường bao gồm các tế bào hồng cầu, tập hợp tiểu cầu hoặc tế bào không tạo máu.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

13

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào T

Hình 5: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng CD45+ (CD45 dương tính). Biểu đồ điểmnày cho phép phân biệt một số quần thể tế bào bạch cầu thường có trong các mẫu máu ngoại biên, tủy xương và hạch bạch huyết, bao gồm cả tế bào lympho (Phân vùng Ly, màu đỏ/xanh biển), bạch cầu đơn nhân (Phân vùngMo, màu lục) và bạch cầu hạt (Phân vùng Gr, màu lam). Phân vùng CD45dim (CD45 mờ) (màu tím) bao phủ khu vực thường có các nguyên tủy bào và tế bào B chưa trưởng thành cư trú. Bạch cầu ái kiềm, tế bào đuôi gai dạng tương bào, tế bào huyết tương và tế bào NK cũng có thể nằm trong khu vực này. Bằng cách áp dụng màu sắc khác nhau cho các trường hợp có trong mỗi phân vùng, có thể theo dõi được nhiều quần thể khác nhau trong suốt quá trình phân tích.

Hình 6: Biểu đồ điểm CD3 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. Phân vùng CD3+ (CD3 dương tính) xác định các tế bào có biểu hiện CD3 bề mặt (màu xanh biển). CD3 đặc hiệu cao với tế bào T, chỉ được biểu hiện trên bề mặt của tế bào T trưởng thành và tế bào T chưa trưởng thành ở giai đoạn sau. Những tế bào này thường có tán xạ góc bên ở mức từ thấp đến vừa phải.

Hình 8: Biểu đồ điểm CD4 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD4 được biểu hiện trên một nhóm nhỏ tế bào T trưởng thành và chưa trưởng thành ở mức cao (màu xanh biển). CD4 cũng được biểu hiện trên các tế bào đơn nhân (màu lục) ở mức thấp hơn so với ở các tế bào T dương tính với CD4.

Hình 7: Biểu đồ điểm TCRγδ so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. TCRγδ là một tiểu đơn vị của thụ thể tế bào T và được biểu hiện trên một nhóm nhỏ tế bào T gây độc. Những tế bào này thường có tán xạ góc bên thấp (màu xanh biển).

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

14

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào T

Hình 9: Biểu đồ điểm CD2 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD2 là một kháng nguyên được biểu hiện bởi gần như tất cả các tế bào T trưởng thành và chưa trưởng thành (màu xanh biển). CD2 cũng được biểu hiện trên các tế bào NK (màu đỏ, phía dưới bên phải) và ở mức thấp trên các bạch cầu đơn nhân (màu lục).

Hình 10: Biểu đồ điểm CD56 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD56 thường được biểu hiện trênmột nhóm lớn các tế bào NK (màu đỏ), tế bào T có hoạt động tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK/T) và nhiều tế bào T gamma/delta (màu xanh biển). CD56 cũng được biểu hiện một phần trên các tế bào đơn nhân (màu lục) ở cả tình trạng phản ứng và có khối u.

Hình 11: Biểu đồ điểm CD5 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD5 được biểu hiện trên hầu hết các tế bào T trưởng thành và chưa trưởng thành (màu xanh biển) và biểu hiện ởmức thấp trênmột nhómnhỏ tế bào B trưởng thành. Các tế bào T chưa trưởng thành ở ngay giai đoạn rất sớm và các tế bào T gamma/delta thường có biểu hiện CD5 ởmức rất ít tới không có biểu hiện. Một nhóm nhỏ tế bào NK có biểu hiện CD5.

Hình 12: Biểu đồ điểm CD34 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD34 là một dấu ấn của tế bào đầu dòng tạo máu giai đoạn đầu. CD34 được biểu hiện trên tế bào gốc tạo máu, tế bào đầu dòng tủy giai đoạn đầu (nguyên tủy bào) cũng như các tế bào B và T chưa trưởng thành (nguyên bào lympho). Các bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho trưởng thành âm tính với CD34. Các tế bào đầu dòng dương tính với CD34 thường biểu thị mức tế bào bạch cầu nhỏ hơn 0,01% trong máu ngoại biên.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

15

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào T

Hình 13: Biểu đồ điểm CD7 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD7 được biểu hiện trên các tế bào T chưa trưởng thành ở giai đoạn sớm nhất trong quá trình phát triển của tế bào T và tiếp diễn trong suốt giai đoạn trưởng thành của tế bào T cho tới khi biểu hiện không đều trên các tế bào T trưởng thành (màu xanh biển). CD7 cũng được biểu hiện đồng đều trên các tế bào NK (màu đỏ, phía dưới bên phải) và biểu hiện mờ trên một nhóm nhỏ tế bào đuôi gai dạng tương bào cũng như một nhóm nhỏ tế bào đầu dòng dương tính với CD34 có liên kết dòng.

Hình 14: Biểu đồ điểm CD8 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD8 được biểu hiện trên một nhóm nhỏ tế bào T trưởng thành và chưa trưởng thành (màu xanh biển) và xác định quần thể tế bào T trưởng thành gây độc. CD8 được biểu hiện không đều ở mức thấp trên các tế bào NK và tế bào T gamma-delta.

Hình15.BiểuđồđiểmCD3sovớiCD56nàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùng lymphocyte (tế bào lympho) (Ly). Các tế bào T được xác định bằng biểu hiện của CD3, vì CD3 có trên tất cả cáctếbào Ttrưởngthànhvàkhôngđượcbiểuhiệntrêncáctếbàothuộcdòngkhác.Theođịnh nghĩa, các tế bào NK không biểu hiện CD3 bề mặt, nhưng có biểu hiện CD56 trên một nhóm lớn (màu đỏ, phía trên bên trái). Các nhóm nhỏ tế bào T trưởng thành cũng biểu hiện CD56, đặc biệt là các tế bào T có hoạt động tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK/T) và tế bào T gamma-delta.

Hình 16. Biểu đồ điểmCD5 so với CD3 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng Lymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). CD3 và CD5 cùng được biểu hiện trên hầu hết các tế bào T trưởng thành (màu xanh biển), mặc dù một nhóm nhỏ tế bào T gây độc có hình thái tế bào lympho hạt lớn thường cho thấy biểu hiện CD5 ở mức từ giảm cho đến không biểu hiện. CD5 không được biểu hiện trên hầu hết các tế bào NK.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

16

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào T

Hình 18. Biểu đồ điểmCD8 so với CD4 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng lymphocyte (tế bào lympho) (Ly). Các tế bào T dương tính với CD3 (màu xanh biển) có chứa các nhóm nhỏ dương tính với CD4 (chất hỗ trợ) và dương tính với CD8 (gây độc). Số lượng tế bào T dương tính với CD4 thường nhiều hơn số lượng tế bào T dương tính với CD8, với tỷ lệ CD4:CD8 là 1:1 đến 4:1 trong máu ngoại biên. Đôi khi cũng có các tế bào T dương tính kép hoặc âm tính kép với CD4 và CD8. Các tế bào T âm tính kép thường bao gồm hầu hết các tế bào T gamma/ delta. Đáng chú ý là các tế bào dương tính với CD4 nhưng âm tính với CD3 (màu đỏ, ở giữa bên trái) là các bạch cầu đơn nhân có trong phân vùng lymphocyte (tế bào lympho). Điều này chứng tỏ rằng chỉ riêng việc phân vùng CD45 so với Tán xạ góc bên sẽ không cho phép xác định tế bào lympho đơn thuần.

Hình 17. Biểu đồ điểmCD7 so với CD2 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng Lymphocyte (Tế bào lympho) (Ly). CD2 và CD7 cùng được biểu hiện trên phần lớn tế bào T trưởng thành (màu xanh biển) và tế bào NK (màu đỏ, phía trên bên phải).

Hình 19. Biểu đồ điểmCD3 so với CD4 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng lymphocyte (tế bào lympho) (Ly). Tất cả tế bào T dương tính với CD4 đều biểu hiện CD3. Các bạch cầu đơn nhân và tế bào đuôi gai dạng tương bào biểu hiện CD4 ở mức thấp hơn so với tế bào T dương tính với CD4 và không biểu hiện CD3. Các tế bào NK không biểu hiện cả CD3 và CD4.

Hình 20. Biểu đồ điểmCD3 so với CD8 này cho thấy tất cả tế bào trong phân vùng lymphocyte (tế bào lympho) (Ly). Tất cả tế bào T dương tính với CD8 đều biểu hiện CD3 (màu xanh biển). Một nhóm nhỏ tế bào NK cũng biểu hiện CD8 (màu đỏ, phía trên bên trái) mà không có CD3.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

17

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào T

Hình21.BiểuđồđiểmCD3sovớiTCRγδnàychothấytấtcảtếbàotrongphânvùng lymphocyte (tế bào lympho) (Ly). Một nhóm nhỏ tế bào T biểu hiện TCR gamma/delta cùng được biểu hiện với CD3. Mối quan hệ tuyến tính mật thiết giữa CD3 và TCR là do các chất này xuất hiện như một phức hợp dimer dị thể có tỷ lệ cố định 1:1, vì vậy, một chất có biểu hiện tăng chứng tỏ chất còn lại cũng có biểu hiện tăng.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

18

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M1

Hình 1: Biểu đồ điểm Time (Thời gian) so với CD45 này không được khoanh vùng và cho biết tất cả các trường hợp thu thập được theo tuần tự. Biểu đồ này dùng để đánh giá tình trạng rối loạn tiết dịch trong khi thu nhận mẫu. Quá trình thu nhận ổn định được biểu thị bằng một mẫu trường hợp không thay đổi qua thời gian. Các trường hợp sai lệch so với mẫu ổn định có thể bị loại bỏ trong phân vùng Time (Thời gian).

Hình 2: Biểu đồ điểm FS INT (Tán xạ góc thẳng toàn phần) so với FS PEAK (Tán xạ góc thẳng ở đỉnh) này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Time (Thời gian). Biểu đồ này nhằm loại bỏ các tế bào đôi hoặc tập hợp tế bào. Các trường hợp tế bào đơn cho thấy mối quan hệ tuyến tính của INT (Toàn phần) so với PEAK (Đỉnh) và được đưa vào phân vùng Singlets (Tế bào đơn), trong khi các tế bào đôi nằm bên ngoài mối quan hệ tuyến tính này.

Hình 3: Biểu đồ điểm Tán xạ góc bên so với Tán xạ góc thẳng này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Singlets (Tế bào đơn). Biểu đồ này dùng để loại bỏ mảnh vỡ tế bào, thường có tán xạ góc thẳng giảm cùng với tán xạ góc bên tăng. Các tế bào chết rụng sớm cũng có tán xạ góc bên tăng nhẹ trong khi các tế bào chết rụng muộn và tế bào hoại tử có tán xạ góc bên giảm không đều. Các tế bào sống được đưa vào phân vùng Cells (Tế bào).

Hình 4: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Cells (Tế bào). Biểu đồ này dùng để đánh dấu nhiều nhóm nhỏ tế bào bạch cầu khác nhau, được khoanh vùng là dương tính với CD45. Quần thể âm tính với CD45 thường bao gồm các tế bào hồng cầu, tập hợp tiểu cầu, mảnh vỡ mô hoặc tế bào không tạo máu.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

19

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M1

Hình 5: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng CD45+ (CD45 dương tính). Biểu đồ điểm này cho phép phân biệt một số quần thể tế bào bạch cầu thường có trong các mẫu máu ngoại biên, tủy xương và hạch bạch huyết, bao gồm cả tế bào lympho (Phân vùng Ly, màu đỏ), bạch cầu đơn nhân (Phân vùng Mo, màu lục) và bạch cầu hạt (Phân vùng Gr, màu lam). Phân vùng CD45dim (CD45 mờ) (màu tím) bao phủ khu vực thường có các nguyên tủy bào và tế bào B chưa trưởng thành cư trú. Bạch cầu ái kiềm, tế bào đuôi gai dạng tương bào, tế bào huyết tương và tế bào NK cũng có thể nằm trong khu vực này. Bằng cách áp dụng màu sắc khác nhau cho các trường hợp có trong mỗi phân vùng, có thể theo dõi được nhiều quần thể khác nhau trong suốt quá trình phân tích.

Hình 6: Biểu đồ điểm CD16 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD16 được biểu hiện ở mức cao nhất trên các bạch cầu hạt trưởng thành (màu lam). Hầu hết các tế bào NK đều biểu hiện CD16 (màu đỏ, phía dưới bên phải), cũng giống như một nhóm nhỏ bạch cầu đơn nhân đã hoạt hóa (màu lục).

Hình 8: Biểu đồ điểm CD10 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD10 được biểu hiện trên các tế bào B chưa trưởng thành, tế bào B trưởng thành trong tâm phôi và bạch cầu hạt trưởng thành (màu lam). Các bạch cầu hạt có tán xạ góc bên cao, đối nghịch với các tế bào bạch huyết có tán xạ góc bên thấp.

Hình 7: Biểu đồ điểm CD7 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD7 được biểu hiện trên các tế bào T chưa trưởng thành ở giai đoạn sớm nhất trong sự phát triển của tế bào T và tiếp diễn trong suốt giai đoạn trưởng thành của tế bào T cho tới khi được biểu hiện không đều trên các tế bào T trưởng thành (màu đỏ, phía dưới bên phải). CD7 cũng được biểu hiện trên các tế bào NK và biểu hiện mờ ở một nhóm nhỏ tế bào đuôi gai dạng tương bào cũng như một nhóm nhỏ tế bào đầu dòng có liên kết dòng.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

20

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M1

Hình 9: Biểu đồ điểm CD13 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD13 được biểu hiện trên bạch cầu hạt đang trưởng thành (màu lam), bạch cầu đơn nhân trưởng thành (màu lục) và các tế bào đầu dòng tủy (màu tím).

Hình 10: Biểu đồ điểm CD64 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD64 được biểu hiện ở mức cao nhất trên các bạch cầu đơn nhân trưởng thành (màu lục). CD64 không được biểu hiện rõ trên các bạch cầu hạt trưởng thành không hoạt động (màu lam), nhưng tăng biểu hiện khi hoạt hóa bạch cầu hạt. CD64 không được biểu hiện trên các tế bào lympho (màu đỏ) hoặc hầu hết các tế bào đầu dòng dương tính với CD34. Các bạch cầu đơn nhântrưởngthànhđãhoạthóabiểuhiệnCD64ởmứcthấphơnvàcótánxạgócbênthấphơn.

Hình 11: Biểu đồ điểm CD34 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD34 là một dấu ấn của tế bào đầu dòng tạo máu giai đoạn đầu. CD34 được biểu hiện trên tế bào gốc tạo máu, tế bào đầu dòng tủy giai đoạn đầu (nguyên tủy bào) cũng như các tế bào B và T chưa trưởng thành (nguyên bào lympho). Các bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho trưởng thành âm tính với CD34. Các tế bào đầu dòng dương tính với CD34 thường biểu thị mức tế bào bạch cầu nhỏ hơn 0,01% trong máu ngoại biên.

Hình 12: Biểu đồ điểm CD14 so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD14 được biểu hiện ở mức cao trên các bạch cầu đơn nhân trưởng thành (màu lục) và ở mức thấp trên các bạch cầu hạt trưởng thành (màu lam). Các bạch cầu đơn nhân trưởng thành đã hoạt hóa biểu hiện CD14 ở mức thấp hơn và có tán xạ góc bên thấp hơn.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

21

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M1

Hình 13: Biểu đồ điểm HLA-DR so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. HLA-DR được biểu hiện trên các tế bào trình diện kháng nguyên bao gồm bạch cầu đơn nhân (màu lục) và tế bào đuôi gai dạng tương bào. HLA-DR cũng được biểu hiện trên các tế bào đầu dòng dương tính với CD34, tế bào B trưởng thành và chưa trưởng thành cũng như tế bào T đã hoạt hóa.

Hình 14: Biểu đồ điểm CD11b so với Tán xạ góc bên này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD11b được biểu hiện trên bạch cầu hạt (màu lam) và bạch cầu đơn nhân (màu lục). CD11b cũng được biểu hiện trên tế bào NK và bạch cầu ái kiềm.

Hình 15. Biểu đồ điểm CD11b so với CD16 này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD11b được biểu hiện trên các bạch cầu đơn nhân (màu lục), bạch cầu hạt trưởng thành và chưa trưởng thành (màu lam) và tế bào NK (màu đỏ). CD16 được biểu hiện trên các bạch cầu hạt trưởng thành và chưa trưởng thành (màu lam) và một nhóm nhỏ tế bào NK (màu đỏ, phía trên bên phải). Các bạch cầu đơn nhân trưởng thành đã hoạt hóa biểu hiện CD16 ở mức biến đổi và dương tính với CD11b.

Hình 16. Biểu đồ điểmCD16 so với CD13 này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD13 được biểu hiện trên bạch cầu hạt (màu lam), bạch cầu đơn nhân (màu lục), bạch cầu ái kiềm và các tế bào đầu dòng dương tính với CD34. CD16 được biểu hiện trên các bạch cầu hạt đang trưởng thành (màu lam) và một nhóm nhỏ tế bào NK (màu đỏ, phía dưới bên phải).

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

22

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M1

Hình 17. Biểu đồ điểm CD13 so với CD34 này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD13 được biểu hiện trên bạch cầu hạt (màu lam), bạch cầu đơn nhân (màu lục), bạch cầu ái kiềm và các tế bào đầu dòng dương tính với CD34. CD34 được biểu hiện trên các tế bào đầu dòng tạo máu giai đoạn đầu. Các bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho trưởng thành âm tính với CD34.

Hình 18. Biểu đồ điểm CD14 so với CD64 này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD64 được biểu hiện ở mức cao trên các bạch cầu đơn nhân (màu lục) và mức thấp hơn trên các bạch cầu hạt (màu lam). CD14 được biểu hiện ở mức cao trên các bạch cầu đơn nhân và mức thấp hơn trên các bạch cầu hạt (màu lam). Các bạch cầu đơn nhân trưởng thành đã hoạt hóa biểu hiện CD14 và CD64 ở mức thấp hơn không đều.

Hình 19. Biểu đồ điểmCD14 so với CD16 này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD14 được biểu hiện ở mức cao trên các bạch cầu đơn nhân (màu lục) và mức thấp hơn trên các bạch cầu hạt (màu lam, phía trên bên trái). CD16 được biểu hiện trên các bạch cầu hạt và một nhóm nhỏ tế bào NK (màu đỏ, ở giữa bên trái). Các bạch cầu đơn nhân trưởng thành đã hoạt hóa biểu hiện CD14 và CD16 ở mức thấp hơn không đều.

Hình 20. Biểu đồ điểm HLA-DR so với CD10 này cho thấy tất cả các tế bào sống. HLA-DR được biểu hiện trên các bạch cầu đơn nhân (Màu lục), tế bào B, tế bào đuôi gai dạng tương bào và các tế bào đầu dòng dương tính với CD34. CD10 được biểu hiện bởi các bạch cầu hạt trưởng thành (màu lam).

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

23

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M1

Hình 21. Biểu đồ điểm CD7 so với CD13 này cho thấy tất cả các tế bào sống. CD7 được biểu hiện trên tế bào T và tế bào NK (màu đỏ, phía dưới bên phải). CD13 được biểu hiện trên bạch cầu hạt (màu lam), bạch cầu đơn nhân (màu lục), bạch cầu ái kiềm và các tế bào đầu dòng dương tính với CD34. Thường không quan sát thấy CD13 và CD7 cùng biểu hiện.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

24

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Ống tế bào M2

Hình 1: Biểu đồ điểm Time (Thời gian) so với CD45 này không được khoanh vùng và cho biết tất cả các trường hợp thu thập được theo tuần tự. Biểu đồ này dùng để đánh giá tình trạng rối loạn tiết dịch trong khi thu nhận mẫu. Quá trình thu nhận ổn định được biểu thị bằng một mẫu trường hợp không thay đổi qua thời gian. Các trường hợp sai lệch so với mẫu ổn định có thể bị loại bỏ trong phân vùng Time (Thời gian).

Hình 2: Biểu đồ điểm FS INT (Tán xạ góc thẳng toàn phần) so với FS PEAK (Tán xạ góc thẳng ở đỉnh) này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Time (Thời gian). Biểu đồ này nhằm loại bỏ các tế bào đôi hoặc tập hợp tế bào. Các trường hợp tế bào đơn cho thấy mối quan hệ tuyến tính của INT (Toàn phần) so với PEAK (Đỉnh) và được đưa vào phân vùng Singlets (Tế bào đơn), trong khi các tế bào đôi nằm bên ngoài mối quan hệ tuyến tính này.

Hình 3: Biểu đồ điểm Tán xạ góc bên so với Tán xạ góc thẳng này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Singlets (Tế bào đơn). Biểu đồ này dùng để loại bỏ mảnh vỡ tế bào, thường có tán xạ góc thẳng giảm. Các tế bào chết rụng sớm cũng có tán xạ góc bên tăng nhẹ trong khi các tế bào chết rụng muộn và tế bào hoại tử có tán xạ góc bên giảm không đều. Các tế bào sống được đưa vào phân vùng Cells (Tế bào).

Hình 4: Biểu đồ điểm CD45 so với Tán xạ góc bên này cho thấy các trường hợp trong phân vùng Cells (Tế bào). Biểu đồ này dùng để đánh dấu nhiều nhóm nhỏ tế bào bạch cầu khác nhau, được khoanh vùng là dương tính với CD45. Quần thể âm tính với CD45 thường bao gồm các tế bào hồng cầu, tập hợp tiểu cầu, mảnh vỡ mô hoặc tế bào không tạo máu.

Mục lục > Không có bất thường về kiểu hình miễn dịch > Trường hợp #1: Máu toàn phần bình thường

Mọi trường hợp đều quan trọng

25

Beckman Coulter • Các nhóm ClearLLab 10C • C33372 AA

Made with FlippingBook - professional solution for displaying marketing and sales documents online